Hàng LCL là gì là câu hỏi được những người hoạt động trong lĩnh vực vận tải quan tâm. Vậy cùng Inuytin.com chúng tôi tìm hiểu về hàng LCL cũng như trách nhiệm của người gom hàng lẻ LCL qua bài viết sau.

Hàng LCL Shipment là gì? 

LCL Shipment được hiểu là lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau cùng để chung trong một container hàng hoá. Hình thức ghép chung lô hàng này sẽ giúp cho các chủ hàng giảm được chi phí thuê nguyên container lớn mà chỉ để được với số lượng hàng hoá nhất định. Từ đó, chi phí vận chuyển hàng của chủ hàng sẽ được giảm đi đáng kể.

Tham khảo bài viết: FCA là gì?

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chủ hàng sẽ không muốn ghép chung container mặc dù hàng hoá của họ không quá nhiều. Lý do là vì hàng hoá của họ giá trị nên không muốn ghép với những chủ hàng khác, như vậy việc vận chuyển đơn lẻ sẽ giúp họ chuyển hàng hóa nhanh chóng và an toàn.

Vậy nên không phải khách hàng nào cũng thích ghép chung container hàng hoá, trước khi thực hiện bên cung cấp dịch vụ phải hỏi chủ hàng hoặc hoặc dựa trên yêu cầu của chủ hàng mới được ghép hàng. Đối với hàng hoá có giá trị không quá cao, khách hàng sẽ sẵn sàng ghép với chủ hàng khác mà không cần suy nghĩ quá nhiều. 

Hàng LCL là gì

Hàng LCL Shipment là gì?

Consolidator là gì? Trách nhiệm của người gom hàng lẻ LCL

Consolidator được hiểu là người gom hàng lẻ, công việc của họ là tìm kiếm những lô hàng trên tuyến dịch vụ mà mình được cung cấp. Sau khi gom được lượng hàng ghép, người gom hàng sẽ tập kết tại trạm đóng hàng lẻ, làm thủ tục đóng chung vào container và xếp vận chuyển đến cảng đích. Tại cảng đích, đại diện của Consolidator sẽ dỡ container xuống và phân ra từng lô hàng và giao cho đúng người nhận. 

Thực tế, lô hàng LCL trong cùng một container không phải lúc nào cũng đến được một cảng đích. Đôi khi, hàng hoá được vận chuyển chung container trên một chặng đường nhưng lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác, sau đó mới đi tiếp. 

Thông thường quá trình này sẽ được thực hiện tại các cảng trung chuyển như Singapore, Busan,…Khi đến các cảng này, hàng LCL sẽ được tập trung lại và sắp xếp lại hành trình đến nơi đích. 

Bạn có biết: Quy định thủ tục nhập khẩu máy tính xách tay (laptop)

Đi direct hay via

Trong khi giao dịch, nhân viên công ty giao nhận vận tải sẽ có thuật ngữ đi direct (trực tiếp) nghĩa là hàng sẽ đi thẳng mà không cần phải chuyển sang container khác qua cảng trung gian. Còn khi nhân viên nói đi via (chuyển tiếp) thì hàng hoá sẽ qua một cảng nào đó sau đó mới được đóng vào container khác trước khi được di chuyển đến cảng đích. 

Hàng LCL là gì

Tìm hiểu Hàng LCL Shipment là gì?

Khi chuyển hàng, người gửi hàng sẽ không cần phải làm thêm bất cứ thủ tục gì. Bên vận chuyển vẫn đảm bảo hàng sẽ được đến cảng đích an toàn. Tuy nhiên, thời gian vận chuyển sẽ kéo dài hơn đối với những hàng hoá phải transit time. Bên cạnh đó, mỗi lần đóng rút hàng ra vào container sẽ tăng lên cũng sẽ làm tăng rủi ro cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển.

Hy vọng, với những thông tin Inuytin.com chúng tôi cung cấp trên đây, bạn đã có thể hiểu rõ hàng LCL là gì? LCL Shipment hay consolidator trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.